Menu Đóng

Bất động sản phía Đông được gì khi thành phố Thủ Đức được hình thành?

Khu vực phía Đông được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh, gọi là thành phố Thủ Đức là vấn đề được nhiều người quan tâm thời điểm hiện tại. Dự kiến, đề án này sẽ tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho khu vực này về lĩnh vực kinh tế, xã hội và cả bất động sản.

Chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức

Căn cứ vào quy định pháp luật và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Phó thủ tướng cùng với UBND Tp.HCM, các bộ, ngành đều nhất trí thành lập thành phố Thủ Đức trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một đề án khá sáng tạo, phù hợp với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế số, thay đổi tư duy, đổi mới và sáng tạo. Dự kiến sau khi thành lập thì thành phố Thủ Đức sẽ có quy mô khoảng 1,1 triệu dân và tổng diện tích tự nhiên hơn 211 km2.

Xem thêm: Nhà vườn Đại Kim Định Công mở rộng – Địa ốc Triệu Tuấn

Trước đó thì chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành ký văn bản và gửi đến Bộ xây dựng để xin ý kiến về hồ sơ hay đề án phân loại đô thị, các chương trình phát triển đô thị. Từ đó, thêm tư liệu phục vụ cho đề án thành lập thành phố trực thuộc TP.HCM. Theo đó, dự án thành phố phía đông này sẽ được thành lập trên cơ sở sáp nhập quận 2, quận 9 và Thủ Đức để hình thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao

Bất động sản khu vực phía Đông nhận được gì với đề án này?

Khu vực phía Đông được xem là thị trường bất động sản mới và sôi động nhất trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh tính đến thời điểm hiện tại. Dự kiến, nếu như thành phố Thủ Đức được xây dựng thành công thì sẽ mang đến nhiều yếu tố tiềm năng làm tăng giá bất động sản khu vực này.

Xem thêm: Bao giờ thông tuyến đường vành đai 2.5

Đầu tiên, thành phố Thủ Đức là cửa ngõ của thành phố HCM tiếp giáp các đô thị vệ tinh có hoạt động kinh tế, giải trí vô cùng nhộn nhịp như Biên Hòa, Đồng Nai hay Thuận An, Bình Dương. 

Thứ hai, hệ thống cơ sở hạ tầng nơi đây sẽ trở nên hiện đại và đồng bộ hơn. Để minh chứng cho điều này không thể không kể đến các dự án hạ tầng trọng điểm của thành phố như hầm Thủ Thiêm, đại lộ Mai Chí Thọ, Cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, xa lộ Hà Nội, tuyến metro số 1, dự án bến xe miền Đông mới. Với những thế mạnh về vị trí và cơ sở hạ tầng như trên, khu Đông đã và đang thu hút hàng loạt chủ đầu tư.

Ý tưởng thành lập thành phố phía Đông trở thành một điểm nhấn vô cùng giá trị và độc đáo mà nhiều chủ đầu tư sử dụng để quảng bá và giới thiệu các dự án bất động sản của mình. Lãnh đạo ở khu vực này cũng cần đưa ra những chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư. Nếu như mọi thứ đều đi đúng hướng thì tất cả các lĩnh vực đều sẽ được hưởng lợi, bất động sản cũng sẽ được nâng giá trị lên một tầm cao mới.

Xem thêm: Giá nhà đất Hà Nội leo thang do tuyến đường vành đai 2 mở rộng

Một khi đề án đưa quận Thủ Đức trở thành thành phố Thủ Đức được hoàn thành, đem đến nhiều cơ hội phát triển tuyệt vời cho bất động sản khu vực. Nhiều dân cư hơn, chất lượng sống tốt hơn, cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển hơn góp phần thu hút làn sóng đầu tư nhiều hơn từ cả trong và ngoài nước.

Xem thêm: Xuất khấu lao động Nhật Bản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *